Xuất nhập khẩu uỷ thác

Các doanh nghiệp (thương nhân) của Việt Nam đều có thể xuất nhập khẩu mà không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh (Theo quy định tại Điều 3 NĐ 187/2013). Nếu các doanh nghiệp đều tự làm được thì tại sao cần dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác cho bên khác làm gì cho rắc rối, tốn kém?
Cũng giống như những dịch vụ chuyên nghiệp khác dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu mục đích là để phục vụ cho đối tượng cần dùng, và tồn tại hẳn là vì nó đem lại hiệu quả thiết thực.

Lý do sử dụng dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác

Việc sử dụng dịch vụ ủy thác nhập khẩu có một số lợi ích rõ ràng.
Doanh nghiệp bạn không (hoặc chưa) có kinh nghiệm về thương mại quốc tế để có thể tự thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa.

Chẳng hạn với doanh nghiệp mới thành lập, đội ngũ nhân sự chưa quen làm xuất nhập khẩu, hoặc không biết cách giao tiếp, đàm phán được với người bán hàng đầu nước ngoài. Khi đó, sử dụng qua đơn vị dịch vụ nhập khẩu có kinh nghiệm là một giải pháp an toàn, ít nhất là cho những lô hàng đầu tiên.
Cá nhân không có tư cách pháp nhân, nên không ký hợp đồng được với đối tác là doanh nghiệp nước ngoài. Khi đó, muốn nhập khẩu hàng thì có thể ký hợp đồng ủy thác cho công ty dịch vụ XNK để thực hiện việc nhập hàng.

Cân nhắc khi sử dụng dịch vụ ủy thác nhập khẩu

Không phải ủy thác cho công ty dịch vụ xuất nhập khẩu là không có những điểm hạn chế. Vì vậy, bạn cũng nên suy tính tới một số điểm sau khi muốn ủy thác cho bên khác thay mình nhập khẩu:
• Bạn phải trả phí dịch vụ ủy thác (hay hoa hồng ủy thác);
• Người ủy thác thiếu chủ động và thông tin ít nhiều bị hạn chế do phải làm việc qua một bên trung gian
• Bạn có thể gặp rủi ro nhất định về thông tin nhà cung cấp và sản phẩm nhập khẩu. Người được ủy thác và người bán quen giao dịch với nhau, nên có thể quên mất vai trò chủ hàng nhập khẩu thực sự. Đã có trường hợp công ty dịch vụ sau khi làm ủy thác, đã đứng ra nhập khẩu luôn mặt hàng đó từ chính cùng nhà cung cấp (tệ hơn nữa là trở thành đại lý độc quyền trong khu vực), cạnh tranh trực tiếp với công ty đã từng ủy thác trước đây.

Các bước thực hiện
Dưới đây là các bước thực hiện khi bạn muốn ủy thác nhập khẩu qua công ty dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác.
1. Kiểm tra xem hàng hóa có thuộc diện cấm nhập, hoặc tạm dừng nhập khẩu không. Nếu thuộc diện này, thì thôi khỏi phải mất công ủy quyền làm gì, hàng của bạn không được phép nhập khẩu vào Việt Nam đâu.
2. Hàng có thuộc diện phải xin giấy phép không? Nếu có, công ty ủy quyền hoặc nhận ủy quyền phải xin giấy phép này. Việc này nên thu xếp càng sớm càng tốt, đừng để hàng về đến cảng mới làm thì đã muộn.
3. Khi có bộ chứng từ hàng hóa, bên nhận ủy thác làm thủ tục hải quan nhập khẩu như quy định hiện hành.

Trách nhiệm của người nhận ủy thác:
• Đàm phán, ký kết hợp đồng ngoại thương với người bán hàng nước ngoài
• Làm các thủ tục cần thiết để nhập khẩu hàng hóa
• Thanh toán tiền cho người bán hàng nước ngoài
• Khai và nộp các loại thuế: thuế nhập khẩu, thuế VAT… cho hàng nhập khẩu
• Lưu giữ bộ chứng từ xuất nhập khẩu: hợp đồng, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói…
• Xuất trả hàng đã nhập khẩu cho người ủy thác, cùng hóa đơn VAT cho hàng nhập khẩu (bên cạnh hóa đơn VAT cho phí dịch vụ ủy thác nhập khẩu)

Trách nhiệm của người ủy thác:
• Cung cấp đầy đủ thông tin về loại hàng, model, thông số kỹ thuật… để người nhận ủy thác đặt hàng.
• Phối hợp với người nhận ủy thác đàm phán hợp đồng với đối tác nước ngoài
• Chuyển tiền hàng để bên nhận ủy thác thanh toán cho người bán hàng
• Phối hợp nhận hàng (chẳng hạn: cùng người ủy thác kiểm hóa tại cảng)
• Thanh toán phí dịch vụ ủy thác

Thuế VAT trong ủy thác nhập khẩu
Có 2 khoản thuế VAT liên quan đến hoạt động ủy thác nhập khẩu này.
1. Thuế VAT cho phí dịch vụ ủy thác: mức 10% bình thường giống như các dịch vụ khác.
2. Thuế VAT hàng nhập khẩu